GIÁ NIỀNG RĂNG

< 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q. Bình Thạnh >< 189 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận >

Những nguyên nhân dẫn đến bọc răng sứ bị cộm

Bọc răng sứ bị cộm là trường hợp rất hay xảy ra sau khi phục hình răng. Mặc dù có thể khắc phục được các nhược điểm của răng nhưng bọc răng sứ vẫn có thể xảy ra biến chứng nếu không được thực hiện chuẩn xác, điển hình là tình trạng cộm cấn sau khi bọc răng. Vậy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào?

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình những răng bị sứt mẻ, ố vàng, nhiễm màu,…bằng cách mài nhỏ răng thật tạo thành cùi răng, dùng một mão sứ có màu sắc, hình dáng, kích thước tương đồng với răng thật bao bọc bên ngoài cùi răng.

Những nguyên nhân dẫn đến bọc răng sứ bị cộm
Bọc răng sứ bị cộm*

Nguyên nhân bọc răng sứ bị cộm

Bọc răng sứ giúp bảo tồn răng thật, giúp răng bền chắc, cải thiện ăn nhai, thẩm mỹ. Tuy nhiên, một số trường hợp bọc răng sứ bị cộm, không mang lại kết quả an toàn như mong đợi, gây ra bệnh lý hôi miệng, khó chịu khi ăn nhai. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là do:

– Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, quy trình tiến hành không đảm bảo được độ chuẩn xác cho một ca phục hình răng sứ.

– Mặc dù công nghệ tiên tiến, việc lấy dấu hàm có sự hỗ trợ của máy móc tuy nhiên ở một số nha khoa, quy trình này vẫn được làm bằng công cụ thông thường, do đó việc chế tác răng sứ không chuẩn, sai lệch kích thước.

– Điều trị các bệnh lý không dứt hẳn trước khi tiến hành bọc răng sứ nên để lại hậu quả nghiêm tọng như đau nhức kéo dài, chảy máu nướu, cộm cấn,…

– Thao tác mài cùi răng thật được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề yếu kém, nếu không chọn địa chỉ nha khoa tốt thì việc mài cùi không chính xác, làm răng bị yếu đi, tuổi thọ của răng sứ bị suy giả, gây đau nhức cho người bệnh.

Chính những nguyên nhân trên khiến cho việc bọc răng sứ bị cộm do cùi răng và răng sứ không sát khít với nhau, thức ăn dễ bám vào các khe hở khiến răng không vững chắc.

Những nguyên nhân dẫn đến bọc răng sứ bị cộm
Răng sứ bị cộm do mài răng không chuẩn xác*

Cách khắc phục bọc răng sứ bị cộm

Khi gặp phải trường hợp răng sứ bị cộm, bạn sẽ thấy khó chịu, ăn nhai ảnh hưởng nhưng bạn hãy yên tâm vì điều này có thể khắc phục được bằng nhiều cách:

– Nếu răng sứ và cùi răng không sát khít, bác sĩ sẽ tháo răng sứ ra và bọc lại.

– Nếu bọc răng sứ bị cộm do thức ăn bám vào thì sẽ làm sạch kẽ răng, trám bít các kẽ răng bị hở.

Tuy vậy, để giúp quá trình bọc răng sứ an toàn, tốt nhất ngay từ đầu bạn nên thực hiện tại một địa chỉ nha khoa uy tín. Việc này sẽ tránh được các hậu quả răng sứ bị cộm cấn, đau nhức ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Những nguyên nhân dẫn đến bọc răng sứ bị cộm
Kỹ thuật bác sĩ kém gây ê buốt*

Tại các nha khoa chất lượng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, xác định chính xác tình trạng của răng, nguyên nhân gây ra để đưa ra cách điều trị phù hợp. Sau đó, bác sĩ sẽ tháo mão răng sứ cũ, vệ sinh răng sạch sẽ và mài cùi răng chuẩn xác trở lại rồi mới bọc lại răng. Sự hỗ trợ của công nghệ CAD/CAM tiên tiến sẽ thiết kế răng sứ tương ứng như răng thật, có khả năng phân tích chi tiết về màu sắc của răng, vị trí cần bọc,…

Ngoài ra, đội ngũ y bác sĩ giỏi, kỹ thuật mài răng chính xác, không xâm lấn đến cấu trúc răng thật, giúp chụp mão sứ khít với viền nướu và cùi răng. Các bác sĩ có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu sẽ thực hiện thao tác mài răng nhẹ nhàng, không gây đau hay ê buốt cho người bệnh. Bọc răng sứ bị cộm sẽ được khắc phục tối đa, không còn xảy ra các biến chứng nhờ hệ thống thiết bị máy móc hiện đại tại nha khoa chất lượng.

Hy vọng những giải đáp về bọc răng sứ bị cộm ở trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra cũng như cách giải quyết tốt nhất. Nếu muốn biết cụ thể về tình trạng răng của mình, bạn nên đến cơ sở nha khoa của chúng tôi, bác sĩ sẽ tư vấn kĩ cho bạn sau khi thăm khám.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN