GIÁ NIỀNG RĂNG

< 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q. Bình Thạnh >< 189 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận >

Nguyên nhân khiến mắc cài niềng răng bị hỏng là gì?

Niềng răng bị hỏng là trường hợp rất hiếm khi xảy ra, chỉ khi thực hiện chỉnh nha tại cơ sở nha khoa kém chất lượng, mắc cài niềng răng không chắc chắn thì mới ảnh hưởng đến kết quả. Niềng răng là giải pháp giúp khắc phục tình trạng răng sai lệch được nhiều người áp dụng hiện nay. Bởi không xâm lấn đến mô nướu nên tính an toàn luôn được các chuyên gia đánh giá cao. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp niềng răng mắc cài xảy ra sự cố niềng răng có đau không.

Trong quá trình niềng răng, bác sĩ luôn khuyến khích người bệnh thực hiện chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng đúng cách. Với niềng răng bằng mắc cài, vì mắc cài gây vướng víu, khó khăn khi ăn nhai cũng như việc làm sạch răng miệng bị hạn chế nên đã dẫn đến nhiều sai sót không mong muốn. Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng niềng răng bị hỏng này như thế nào? Cùng xem bài viết sau đây nhé.

Nguyên nhân khiến mắc cài niềng răng bị hỏng là gì?
Niềng răng bị hỏng do mắc cài bong tuột*

Nguyên nhân mắc cài niềng răng bị hỏng

Muốn tìm được giải pháp khắc phục niềng răng bị hỏng, điều cần làm trước hết đó là xác định đúng nguyên nhân gây ra. Có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu sau:

– Chế độ ăn uống không đúng cách: Thông thường, sau khi niềng răng, vì mắc cài gắn trực tiếp lên răng nên sẽ gây vướng víu, dễ bị bung tuột khi có lực tác động mạnh. Nên bác sĩ thường chỉ dẫn người bệnh ăn đồ ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt, kiêng kị những đồ cứng, dai, giòn, có nhiều mảnh vụn và chứa nhiều đường, tinh bột. Tuy nhiên, nhiều người lại không kiềm chế được sở thích ăn uống của mình nên rất dễ làm mắc cài niềng răng bị hỏng, bung tuột mắc cài.

Niềng răng bị lòi chân răng có sao không? Nguyên nhân chính
Mắc cài bị tuột do ăn nhai*

– Lực tác động quá mạnh: Trong khi niềng răng, người bệnh cần hạn chế hoạt động mạnh để tránh trường hợp tác động đến mắc cài. Đặc biệt, với những người niềng răng bằng mắc cài sứ, mắc cài pha lê, càng nên tránh vì tính chất của các mắc cài này bị vỡ.

– Vệ sinh răng miệng kém: Tác động lực thường xuyên lên mắc cài khiến khả năng niềng răng bị hỏng rất cao. Khác với việc chải răng như bình thường, người bệnh cần chải răng cẩn thận hơn, tránh tác động đến mắc cài. Nên dùng bàn chải mềm dành riêng cho người niềng răng, loại này sẽ dễ dàng lấy đi mảnh vụn thức ăn dính ở mắc cài. Nếu dùng bàn chải với lực quá mạnh, bàn chải lông cứng thì không những ảnh hưởng đến kết quả niềng răng mà còn phát sinh thêm bệnh lý răng miệng.

– Dây thun không được thay thế: Đối với mắc cài truyền thống, ngoài dây cung và mắc cài còn có hệ thống dây thun cố định trong rãnh mắc cài. Đến một thời điểm thích hợp, độ đàn hồi của dây thun bị giảm sút, nếu không được thay thế kịp thời sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo lực kéo di chuyển răng. Ngoài ra, lực tác động sẽ gia tăng khiến răng đau nhức, môi và nướu cũng bị tổn thương.

– Mắc cài kém chất lượng: Một nguyên nhân khiến niềng răng bị hỏng nữa là do mắc cài sử dụng kém chất lượng, việc gắn mắc cài không đúng cách dễ bị bong tuột, dây cung dễ bị đứt hoặc biến dạng.

Khi nhận thấy những bất thường trong quá trình niềng răng, bạn cần đến ngay nha khoa để bác sĩ điều chỉnh kịp thời. Đối với những sai lệch nghiêm trọng, có thể không áp dụng hiệu quả các phương pháp điều chỉnh thông thường mà cần đến sự can thiệp thẩm mỹ. Vì vậy, bạn nên đến nha khoa càng sớm càng tốt, tránh ảnh hưởng đến tiến trình dịch chuyển của răng.

Niềng răng bị lòi chân răng có sao không? Nguyên nhân chính
Chăm sóc răng miệng không đúng cách*

Nên làm gì sau khi niềng răng bị hỏng?

Sau khi tháo khí cụ, để ngăn chặn biến chứng niềng răng bị hỏng cũng như chăm sóc răng tốt nhất bạn nên:

– Mang hàm duy trì sau khi niềng răng để hàm răng đều đẹp và chắc khỏe, nên mang từ 6 tháng đến 1 năm, giúp răng ổn định tại vị trí mới và tránh tình trạng bị sai lệch.

– Lấy cao răng định kì 6 tháng/lần để ngăn chặn các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu,…do cao răng gây ra.

Niềng răng bị lòi chân răng có sao không? Nguyên nhân chính
Nên đeo hàm duy trì để ổn định răng*

– Từ bỏ hút thuốc lá, tránh ăn thực phẩm sậm màu, giàu đường bột, quá nóng hoặc quá lạnh,…vì chúng có thể khiến răng bị tổn thương.

– Để răng luôn khỏe đẹp, việc chải răng thường xuyên từ 2-3 lần/ngày là điều bạn cần nên làm. Súc miệng bằng nước muối để tăng khả năng sát khuẩn, làm sạch khoang miệng.

Niềng răng bị hỏng là điều không ai mong muốn xảy ra, vì vậy để hạn chế được rủi ro, bạn nên chọn cơ sở nha khoa tốt nhất thực hiện. Một địa chỉ tốt sẽ đảm bảo kết quả chỉnh nha tốt, bác sĩ có tay nghề cao cùng hệ thống trang thiết bị máy móc tiên tiến giúp cho răng sai lệch về đúng vị trí, mắc cài không xảy ra vấn đề nào.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN