GIÁ NIỀNG RĂNG

< 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q. Bình Thạnh >< 189 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận >

Niềng răng bị lòi chân răng có sao không? Nguyên nhân chính

Niềng răng bị lòi chân răng rất hiếm khi xảy ra nếu được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao cùng chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách của người bệnh. Khi chân răng bị lòi, lợi bị tụt thì tình trạng đau nhức, khó chịu, răng bị lung lay sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Lúc nà, việc xác định nguyên nhân gây ra sẽ giúp cho bạn có cách khắc phục tốt nhất.

Lòi chân răng là hiện tượng phần nướu bao xung quanh chân răng bị tụt xuống dưới, để lộ phần chân răng và ngà răng. Đây là một bệnh lý thường gặp đối với những người có cao răng bám nhiều, viêm nha chu hoặc viêm lợi ở mức độ nặng. Còn đối với niềng răng người lớn, tình trạng này rất ít gặp nên nhiều người thường chủ quan không phòng tránh. Vậy, niềng răng bị lòi chân răng có sao không? Nguyên nhân là gì?

Niềng răng bị lòi chân răng có sao không? Nguyên nhân chính
Niềng răng bị lòi chân răng*

Nguyên nhân niềng răng bị lòi chân răng

Các chuyên gia nha khoa đã khuyến cáo rằng, không phải ai cũng trải qua quá trình niềng răng thuận lợi, bởi trong thời gian đeo mắc cài, nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ rất dễ gây ra các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng, niềng răng bị lòi chân răng,… Thực tế, đã có nhiều trường hợp người bệnh rơi vào tình trạng trên và nguyên nhân chính là do:

– Cao răng: Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên lấy cao răng 6 tháng/lần, thông thường, người bệnh đến tái khám vẫn được bác sĩ thực hiện lấy cao răng để không gây viêm nướu, làm răng lung lay dẫn đến tụt nướu lòi chân răng.

– Bệnh lý răng miệng: Trước khi niềng răng, bệnh nhân được thăm khám tổng quát răng miệng. Nếu có bệnh lý thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị cho hết hẳn mới tiến hành niềng răng. Tuy nhiên, bác sĩ chẩn đoán không chính xác, điều trị bệnh lý không dứt điểm có thể khiến cho bệnh nặng hơn trong thời gian chỉnh nha. Lòi chân răng là tình trạng không thể tránh khỏi.

Niềng răng bị lòi chân răng có sao không? Nguyên nhân chính
Chân răng bị lòi do bệnh lý răng miệng không được điều trị*

– Chăm sóc răng không đúng cách: Nguyên nhân khiến niềng răng bị lòi chân răng nữa đó là cách chăm sóc răng, chải răng hàng ngày kém. Nếu bạn chải răng quá mạnh, lực bàn chải tác động lên răng và lợi sẽ làm tổn thương đến lợi, làm mòn men răng.

– Ăn uống không hợp lý: Khi niềng răng, răng sẽ không được chắc khỏe và ổn định như bình thường, mắc cài niềng răng cũng khiến ăn uống gặp khó khăn. Nếu thường xuyên ăn những đồ ăn quá cứng, quá dai, có độ bám dính cao cũng khiến răng và nướu tổn thương nghiêm trọng.

– Kỹ thuật niềng răng sai cách: Lực kéo răng không phù hợp, răng bị lực mạnh tác động, di chuyển đột ngột làm cho nướu bị tổn thương. Không những thế, niềng răng sai kỹ thuật còn là nguyên nhân khiến răng bị lung lay, chết tủy.

Niềng răng bị lòi chân răng có sao không? Xử lý như thế nào?

Khi niềng răng bị lòi chân răng, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi ăn nhai, đau nhức kéo dài, kết quả niềng răng bị ảnh hưởng thậm chí còn dẫn đến mất răng. Khi phát hiện ra sự cố, bạn có thể xử lý theo các bước sau:

– Bước 1: Soi gương kiểm tra tình trạng lòi chân răng có nghiêm trọng hay không, nếu nhẹ thì chuyển sang bước 2, còn nặng thì chuyển sang bước 4.

– Bước 2: Lấy 1-2 thìa dầu mè đun ấm, sau đó ngậm dầu mè trong khoang miệng khoảng 2 phút rồi súc miệng và nhổ ra. Cuối cùng, súc lại bằng nước sạch, thực hiện 2-3 lần/ngày để chữa niềng răng bị lòi chân răng.

Niềng răng bị lòi chân răng có sao không? Nguyên nhân chính
Đến nha khoa uy tín thăm khám và khắc phục sớm*

– Bước 3: Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày để giảm đau và diệt khuẩn, chải răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm.

– Bước 4: Thực hiện các biện pháp tại nhà trong 1 tuần, nếu tình trạng không giảm thì bạn cần đến nha khoa thăm khám, xác định nguyên nhân để có hướng xử lý tốt nhất. Bác sĩ sẽ lấy cao răng, điều trị bệnh lý, chăm sóc nha chu và điều chỉnh lực kéo của mắc cài thích hợp nhất.

Để tránh niềng răng bị lòi chân răng, bạn nên lựa chọn nha khoa tốt để thực hiện niềng răng. Ngoài ra, cần có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách, hạn chế ăn uống các thực phẩm ảnh hưởng đến mắc cài và răng. Nếu có những sai sót bất thường, cần đến ngay nha khoa để bác sĩ kịp thời điều chỉnh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN