GIÁ NIỀNG RĂNG

< 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q. Bình Thạnh >< 189 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận >

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Những vấn đề bạn cần lưu ý

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Năm nay con tôi 10 tuổi, cháu bị móm nhẹ tôi muốn thực hiện niềng răng cho bé sớm để đạt kết quả tốt nhất cũng như rút ngắn được thời gian niềng răng. Nhưng tôi khá là ngại về việc đau nhức trong quá trình niềng, bởi vì bé còn nhỏ chịu đựng việc đau răng sẽ ảnh hưởng đến quá trình ăn uống cung cấp dinh dưỡng cho bé. Hy vọng nha khoa sẽ tư vấn giúp tôi các thông tin hữu ích ạ. Tôi xin cảm ơn! ( Mẹ Sury)

Chào bạn!

Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn “niềng răng cho trẻ em có đau không?” đây là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Với nhu cầu hiện nay thì việc niềng răng để khắc phục các khiếm khuyết trên khuôn hàm là rất phổ biến. Chính vì vậy nha khoa xin tư vấn cho bạn các thông tin cụ thể như sau.

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Những vấn đề bạn cần lưu ý 1
Niềng răng cho trẻ em có đau không? Những vấn đề bạn cần lưu ý *

Giải đáp: Niềng răng cho trẻ em có đau không?

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Vâng đối với việc chỉnh nha cho khuôn hàm thì trường hợp nào cũng gây ra tình trạng khó chịu và đau nhức, vì việc dịch chuyển của răng về vị trí đúng sẽ gây ra vấn đề này. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng bởi vì mức độ đau có thể khác nhau và còn tùy thuộc vào từng trẻ, từng trường hợp cụ thể. Một số thông tin thường gặp về đau nhức trong quá trình niềng răng cho trẻ bạn nên tham khảo để nắm bắt kỹ hơn nhé.

  • Đau sau khi niềng răng: Khi thực hiên đeo niềng răng xong (tùy trường hợp) trẻ sẽ có thể cảm thấy đau và khó chịu trong những ngày đầu tiên. Do áp lực và thay đổi vị trí của răng trong quá trình điều chỉnh.
  • Đau khi điều chỉnh niềng: Sau từng giai đoạn trẻ sẽ được điều chỉnh niềng răng, bác sĩ sẽ điều chỉnh độ căng của dây và bộ niềng. Trẻ sẽ có cảm giác đau và khó chịu trong một vài giờ sau điều chỉnh.
  • Đau khi thay dây niềng: Khi bác sĩ thực hiện thay dây niềng, trẻ có thể cảm thấy đau và khó chịu trong thời gian ngắn sau quá trình thay đổi.

Đây là những tình trạng trẻ sẽ có cảm giác đau khi áp dụng kỹ thuật niềng răng. Phụ huynh nên nắm bắt kỹ và tạo tâm lý thoải mái cho trẻ, giúp trẻ tự tin để thực hiện. Sau đây là những cách giúp giảm đau cho trẻ bạn có thể tham khảo để yên tâm hơn nhé.

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Những vấn đề bạn cần lưu ý 2
Giải đáp: Niềng răng cho trẻ em có đau không? *
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Bạn có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ, bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp với độ tuổi của trẻ nhà bạn.
  • Sử dụng đá chườm lạnh: Túi đá chườm lạnh lên vị trí ngoài miệng gần khu vực niềng răng trong khoản thời gian ngắn để giảm sưng và giảm đau.
  • Chế độ ăn mềm: Nên lên thực đơn ăn mềm cho trẻ, và đảm bảo chế độ dinh dưỡng để trẻ phát triển tốt cũng như không gây áp lực lên răng và giảm đau tốt.
  • Ngoài ra nên tạo một tinh thần tốt cho trẻ: giúp trẻ thoải mái và an ủi trẻ để vượt qua giai đoạn khó chịu này.

Những vấn đề bạn cần lưu ý khi niềng răng trẻ em

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Nha khoa giải đáp khá là chi tiết ở nội dung trên. Để quá trình niềng răng của trẻ nhà bạn được diễn ra suôn sẻ hơn thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau.

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Những vấn đề bạn cần lưu ý 3
Những vấn đề bạn cần lưu ý khi niềng răng trẻ em *
  • Lựa chọn bác sĩ chuyên nha khoa trẻ em: Một bác sĩ có kinh nghiệm nhưng cần chuyên môn trong điều trị niềng răng cho trẻ em là một lựa chọn hợp lý cho bạn. Những bác sĩ trẻ em sẽ có kiến thức và kỹ năng để làm việc với trẻ nhỏ, hiểu và tạo cảm giác thoải mái cho trẻ.
  • Tuổi thích hợp để niềng răng: Thời điểm phù hợp để niềng răng cho trẻ em thường là khi tất cả các răng đã mọc vĩnh viễn. Rơi vào độ tuổi 10 đến 14 tuổi, những điều này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trẻ và tình trạng răng miệng của bé.
  • Chăm sóc răng miệng hàng ngày: Trước và sau khi niềng răng trẻ cần tuân thủ chế độ chăm sóc răng miệng hàng ngày đúng cách. Sử dụng chỉ nha khoa và rửa sạch miệng bằng nước muối ấm. Cần duy trì và đảm bảo thói quen vệ sinh răng miệng giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và hư hỏng răng.
  • Hạn chế thức ăn gây hại: Tránh sử dụng thức ăn gây hại như đồ ngọt, cứng, nhai đồng nhất và thức ăn có hạt.
  • Điều chỉnh dây niềng và kiểm tra định kỳ: Trẻ cần tuân thủ lịch hẹn kiểm tra định kỳ với nha sĩ để điều chỉnh dây niềng và theo dõi tiến trình điều trị.

Hy vọng những lời giải đáp về vấn đề “niềng răng cho trẻ em có đau không?” sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc một cách rõ ràng hơn. Hãy quan tâm những vấn đề cần lưu ý mà nha khoa đã chỉ ra để đảm bảo một quá trình niềng răng diễn ra tốt đẹp và sớm đạt được kết quả như mong muốn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN