Răng sứ bị mòn là trường hợp rất ít xảy ra nên rất xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn đang sắp bọc răng sứ hoặc đã bọc răng sứ, thông tin về trường hợp này cần nắm rõ để có cách khắc phục kịp thời. Những chia sẻ về nguyên nhân gây ra, cách giải quyết tốt nhất sẽ được đưa ra ngay sau bài viết dưới đây.
Khi răng sứ bị mòn có nghĩa là tình trạng răng bị mòn men răng, lúc này tuổi thọ của răng sứ sẽ bị rút ngắn, thậm chí gây ra nhiều bất tiện khi ăn nhai nếu không điều trị sớm.

Răng sứ bị mòn có hại gì?
Đây là tình trạng răng sứ bị tổn thương lớp ngoài cùng, tức là men răng bị mòn. Khi nhìn, mặt răng bằng phẳng hơn bình thường. Răng sứ bị mòn nếu không được xử lý sớm có thể gây ra những tác hại:
– Khi ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến răng ê buốt, thậm chí ngay cả lúc ăn nhai bình thường cũng xuất hiện tình trạng này.
– Tủy được bảo vệ bên trong mão răng sứ nhưng khi răng sứ mòn, lớp bảo vệ này cũng bị tổn thương, tủy răng dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây hại.
– Tính thẩm mỹ của hàm răng suy giảm, răng ngắn hơn răng còn lại, ngà răng bên trong bị lộ ra ngoài, răng sứ dễ ố vàng, xỉn màu.

Nguyên nhân răng sứ bị mòn
Để tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả nhất, cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra răng sứ bị mòn càng sớm càng tốt. Chủ yếu, nguyên nhân là do:
– Thói quen ăn uống nhiều nước ngọt có gas: Bởi trong nước có gas chứa nhiều axit citric và axit phosphoric với hàm lượng cao khiến men răng bị mòn Các chất này không chỉ mài mòn răng thật mà với cả răng sứ cũng vậy, nếu sử dụng thường xuyên thì răng sứ bị mòn là không thể tránh khỏi.

– Thói quen ăn nhai 1 bên: Do răng chịu nhiều lực ma sát hơn nên mặt nhai bị mòn nhanh chóng.
– Tật nghiến răng khi ngủ, chải răng bằn bàn chải lông cứng làm tăng độ ma sát gây ra hiện tượng mòn răng cơ học.
– Ngoài ra, khi răng bị sai lệch khớp cắn, chứng trào ngược dạ dày, thường xuyên ăn hoa quả chứa nhiều axit amin, cam, quýt,…cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên mòn răng sứ.
Cách khắc phục khi răng sứ bị mòn
Từ những nguyên nhân ở trên, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cụ thể của răng mà chỉ định khắc phục một trong các cách sau:
Bọc lại răng sứ
Khi răng sứ bị mòn nhiều, ăn uống khó khăn, tính thẩm mỹ của hàm răng giảm sút nghiêm trọng thì giải pháp thích hợp nhất chính là làm lại răng sứ mới. Quy trình làm lại răng mới cũng giống như lần đầu, bác sĩ tháo răng sứ cũ rồi mài nhỏ cùi răng, vệ sinh trụ răng và thực hiện lấy dấu hàm đưa về labo chế tác mão sứ mới.

Đeo máng nhai
Nếu nguyên nhân răng sứ bị mòn là do tật nghiến răng, bác sĩ sẽ dùng thêm máng nhai chống nghiến được làm từ nhựa dẻo trong suốt. Bạn có thể đeo vào trước khi đi ngủ để hạn chế làm mòn men răng một lần nữa. Ngoài ra, đeo mang nhai còn hiệu quả đối với những người có chứng trào ngược dạ dày, giúp cách ly răng và axit dạ dày. Các dung dịch như magnesium hydroxide được cho vào máng nhai, hỗ trợ việc trung hòa các tác động của axit dạ dày.
Thay đổi cách chải răng
Lựa chọn bàn chải lông mềm và thực hiện chải nhẹ nhàng. Nên đánh răng theo chiều răng để không bị khuyết chân răng, bảo vệ men răng bằng các loại kem đánh răng tốt nhất. Nên chải răng sau khi ăn 30 phút để nước bọt làm trung hòa men răng.
Nhai đều
Nếu răng sứ bị mòm nhiều hay ít được phát hiện sớm, có thể thay đổi cách ăn uống hàng ngày. Nhai đều hai hàm hoặc cân chỉnh khớp cắn, giúp khớp cắn vào vị trí trung tâm, hạn chế ăn đồ ăn cứng để tránh làm mòn mặt nhai.
Nếu vẫn còn thắc mắc về nguyên nhân khiến răng sứ bị mòn hoặc cách khắc phục, bạn nên đến trực tiếp nha khoa để bác sĩ giải đáp. Dựa vào tình trạng răng sứ cụ thể của bạn, những tư vấn phù hợp sẽ được đưa ra, giúp khôi phục tính thẩm mỹ, sứ chắc khỏe của hàm răng tối đa.