Răng sứ bị hở là một trong những rắc rối thường gặp sau khi phục hình răng sứ. Khiến người bệnh luôn có cảm giác cộm cấn, khó chịu khi ăn nhai, nếu để lâu có thể gây hôi miệng, phát sinh bệnh lý nguy hiểm. Để có cách khắc phục hiệu quả nhất, chúng tôi sẽ đưa ra 3 nguyên nhân chính làm răng sứ hở. Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Làm răng sứ khắc phục nhanh chóng các khuyết điểm của răng bằng cách mài cùi răng thật sau đó lắp mão sứ lên trên. Quá trình này chỉ mất 2-3 buổi hẹn với bác sĩ, hàm răng của người bệnh sẽ đều đặn, sáng bóng, khôi phục ăn nhai tối đa. Tuy nhiên, nếu không may mắn, răng sứ có thể nảy sinh các vấn đề không mong muốn, đặc biệt là răng sứ bị hở.
3 nguyên nhân khiến răng sứ bị hở
Mặc dù là tình trạng phổ biến nhưng không phải người bệnh nào cũng biết nguyên nhân xuất phát từ đâu. Thông thường, có 3 nguyên nhân chính khiến răng sứ bị hở là:
– Kỹ thuật thực hiện không đúng cách: Khi mài cùi răng, thao tác của bác sĩ không chuẩn xác, cùi răng không trơn nhẵn, răng miệng không được làm sạch khiến cho mão sứ không ôm sát vào cùi răng.
– Chế tạo mão sứ không chuẩn: Răng sứ nếu không được chế tạo đúng tỷ lệ chuẩn thì khi lắp răng sứ có thể không sát khít với cùi răng. Việc chế tác răng sứ không chính xác xuất phát từ thao tác lấy dấu hàm không chuẩn hoặc do labo không có máy móc hiện đại để làm răng sứ.
– Chăm sóc răng sứ kém: Thói quen chải răng theo chiều dọc, dùng bàn chải lông mềm thường xuyên cũng làm cho nướu bị tụt, cùi răng bị lộ ra ngoài.
Khi răng sứ bị hở, cùi răng phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường miệng bao gồm các vi khuẩn gây hại. Cộng với kẽ hở giữa răng sứ và cùi răng làm thức ăn dễ mắc vào, lâu ngày tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi gây bệnh viêm lợi, viêm nha chu, hôi miệng,…Mặc khác, cảm giác và khả năng ăn nhai bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dễ bị kích thích khi ăn đồ nóng lạnh, tuổi thọ của răng sứ suy giảm nhanh chóng.
Cách khắc phục răng sứ bị hở hiệu quả
Khi phát hiện răng sứ bị hở, cách tốt nhất là bạn không nên tự ý khắc phục tại nhà, hãy đến ngay nha khoa để bác sĩ kiểm tra và chỉ định biện pháp giải quyết hiệu quả. Thông thường, khi làm răng sứ sẽ có thời gian bảo hành rất lâu, nếu còn trong khoảng thời gian đó, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Tránh kéo dài tình trạng sẽ khiến bệnh nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Hầu hết các trường hợp răng sứ bị hở đều được phục hình lại, bác sĩ tháo mão sứ cũ, điều chỉnh lại cùi răng và chế tạo một mão sứ mới chuẩn xác hơn. Điều quan trọng nhất, cần tìm bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm để thực hiện, tránh mất tiền nhiều lần.
Ngoài ra, sau khi phục hình lại nên điều chỉnh chế độ chăm sóc và ăn uống hàng ngày để duy trì tuổi thọ của răng sứ tốt hơn. Theo các chuyên gia, người bệnh cần:
– Tránh xa đồ ăn quá nóng, quá dai, quá cứng hoặc quá lạnh để bảo tồn răng sứ tối đa. Bởi khi sử dụng lực cắn xé của răng sứ quá nhiều hay kích thích nóng lạnh thường xuyên vào răng sứ có thể làm cho độ bền giảm, răng sứ dễ mẻ vỡ, bung tuột khỏi cùi răng.
– Nên bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đồ ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt. Tránh hút thuốc lá hoặc các đồ uống có gas, rượu vang,…Vì răng sứ rất dễ bị bám màu thực phẩm nếu tiếp xúc với chúng lâu dài.
– Chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, kết hợp dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn, dùng nước súc miệng diệt vi khuẩn ra khỏi khoang miệng. Nên thăm khám nha khoa định kỳ 3-6 tháng/lần.
Răng sứ bị hở chỉ có thể khắc phục tốt nhất khi bạn đến nha khoa kịp thời, vì vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của răng hãy nhanh chóng đến thăm khám. Chọn một địa chỉ uy tín, có hệ thống máy móc tiên tiến, bác sĩ giỏi thực hiện làm răng sứ an toàn.