Mất răng lâu năm có trồng được không? Tôi bị mất răng hàm lâu năm gây ảnh hưởng đến việc ăn nhai. Không chỉ vậy, răng bị mất còn khiến thức ăn hay dính lại gây hôi miệng. Nay tôi muốn trồng răng lại hàm thì có được không, phương pháp nào tốt? (Minh Trang – Quận 5, Tp HCM)
Chào Minh Trang!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ nguyện vọng trồng răng mất lâu năm về tại nha khoa. Dưới đây là những thông tin trung tâm chúng tôi muốn chia sẻ nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề mất răng lâu năm có trồng được không, cụ thể như sau:

Mất răng lâu năm có trồng được không?
Việc mất răng không những gây ảnh hưởng chức năng ăn nhai và thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân gây nên các bệnh lý răng miệng. Bên cạnh đó, mất răng còn khiến răng hàm dễ bị xô lệch gây nên tình trạng lệch lạc răng.
Trên thực tế, có rất nhiều người chủ quan khi bị mất răng và khi gặp phải các vấn đề kể trên thì mới tìm tới nha khoa để trồng răng. Vậy mất răng lâu năm có trồng được không? Câu trả lời là có, tuy nhiên việc phục hình răng mất lâu năm có phần phức tạp hơn so với các trường hợp vừa mất răng.

Để phục hình răng bị mất lâu năm, phương pháp cấy ghép răng implant chính là giải pháp hiệu quả nhất. Cấy ghép răng với implant chính là hình thức bác sĩ cắm vào vị trí mất răng một chân răng mới, có khả năng trụ vững và giúp răng giả hoạt động ăn nhai linh hoạt. Bên cạnh đó, chân răng implant còn có khả năng tích hợp cùng xương hàm, ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm.
Răng implant có tuổi thọ lâu dài (20 – 30 năm, thậm chí trọn đời) khi người dùng ăn nhai điều độ và chăm sóc tốt. Không chỉ vậy, răng này còn đảm bảo thẩm mỹ cao khi có vẻ ngoài tự nhiên như răng thật.
Trồng răng mất bao nhiêu tiền?
Sau thắc mắc mất răng lâu năm có trồng được không thì chi phí để thực hiện phương pháp này cũng được nhiều người quan tâm. Theo đó, một ca trồng răng hết bao nhiêu tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ca trồng răng càng phức tạp sẽ có chi phí áp dụng càng cao.

Để hiểu rõ hơn chi phí cấy ghép răng implant như thế nào theo từng tình trạng răng miệng, vị trí hay số lượng răng bị mất… bạn có thể tham khảo bảng giá dưới đây:
DỊCH VỤ | GIÁ | ||
I. IMPLANT | |||
1. Implant C1 – Đức | 15.200.000 / trụ | ||
2. Implant California – Mỹ | 11.700.000 / trụ | ||
3. Implant Neodent – Thụy Sĩ | 11.700.000 / trụ | ||
4. Implant Straumann – Thụy Sĩ | 21.500.000 / trụ | ||
5. Implant Nobel – Mỹ | 21.500.000 / trụ | ||
6. Implant Hiossen – Mỹ | 11.700.000 / trụ | ||
7. Implant Paltop – Mỹ | 12.000.000 / trụ | ||
8. Implant Kisplant – Hàn Quốc | 9.500.000 / trụ | ||
9. Máng hướng dẫn Digital | 2 triệu VNĐ/1 Implant (1 triệu VNĐ/1 Implant từ Implant thứ 2 trở đi) | ||
10. Scan Digital | 500.000/ 1 lượt | ||
II. ABUTMENT | |||
1. Abutment C1 – Đức | 7.000.000/ răng | ||
2. Abutment California – Mỹ | 13.000.000/ răng | ||
3. Abutment Neodent – Thụy Sĩ | 9.500.000/ răng | ||
4. Abutment Straumann – Thụy Sĩ | 11.700.000/ răng | ||
5. Abutment Nobel – Mỹ | 11.700.000/ răng | ||
6. Abutment Hiossen – Mỹ | 9.500.000/ răng | ||
7. Abutment Paltop – Mỹ | 9.500.000/ răng | ||
8. Abutment Kisplant – Hàn Quốc | 8.500.000/ răng | ||
III. RĂNG SỨ TRÊN IMPLANT | |||
1.Implant – Răng sứ Titanium | 3.000.000/ răng | ||
2.Implant – Răng sứ Zirconia | 5.500.000/ răng | ||
3.Implant –Răng sứ Cercon | 6.000.000/ răng | ||
GHÉP XƯƠNG – NÂNG XOANG | |||
1. Ghép xương nhân tạo (không màng) cấp I | 7.000.000/ răng | ||
2.Ghép xương nhân tạo (không màng) cấp II | 9.500.000/ răng | ||
3. Ghép xương nhân tạo màng colagen cấp I | 11.500.000/ răng | ||
4. Ghép xương nhân tạo màng colagen cấp II | 14.000.000/ răng | ||
5. Ghép xương nhân tạo màng titan cấp I | 16.500.000/ răng | ||
6. Ghép xương nhân tạo màng titan cấp II | 18.500.000/ răng | ||
7. Ghép xương khối nhân tạo | 25.000.000/ vùng | ||
8. Nâng xoang kín – cấp I | 18.500.000/ vùng | ||
9. Nâng xoang kín – cấp II | 23.500.000/ vùng | ||
10. Nâng xoang hở – cấp I | 23.500.000/ vùng | ||
11. Nâng xoang hở – cấp II | 35.000.000/ vùng |
Trên đây là thông tin tư vấn mất răng lâu năm có trồng được không nha khoa muốn chia sẻ đến bạn Minh Trang. Để có quá trình trồng răng thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên trực tiếp đến tại nha khoa. Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra tình trạng răng miệng cụ thể và có những tư vấn chính xác nhất trong từng trường hợp mất răng.